* Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường… làm răng sứ được không?Boc rang su tham my o dau tot ?
- Nguyên liệu răng sứ không độc hại trong môi trường miệng của bệnh nhân. Những ai mắc các bệnh lý nêu trên đều có thể làm răng sứ, không có chống chỉ định tuyệt đối. Tất nhiên, ở vài người bị bệnh tim hay hồi hộp khi mài răng vì đau có thể ảnh hưởng đến tim mạch, nha sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau, thuốc tê một cách cẩn trọng.
Chỉ đối với vài người bị bệnh máu chảy khó đông có thể nguy hiểm vì khi bác sĩ mài răng xác xuất có thể bị chạm vào nướu răng làm chảy máu kéo dài. Tuy vậy, tình huống này rất hiếm khi gặp phải.
* Thưa bác sĩ, khi làm răng sứ, bệnh nhân có thể gặp tai biến gì?
- Làm răng sứ có thể dẫn tới các tai biến dưới đây: tủy răng không được làm sạch sẽ trước khi bọc răng sứ. Đáng nhẽ bệnh nhân cần được lấy tủy răng nhưng nha sĩ không lấy, vô tư chụp răng sứ vào, làm cho bệnh nhân bị đau buốt, đôi khi làm chảy mủ ở vùng xương hàm.
Có bệnh nhân làm răng sứ xong lúc ăn nhai bị vướng víu, kênh cộm, đau nhức khớp thái dương hàm do nha sĩ mài chỉnh khớp cắn không tốt. Có người tiền sử nha chu nặng nhưng nha sỹ vẫn bọc chụp răng sứ lên trên đó, làm cho bệnh nha chu tiếp tục phát triển manh hơn dẫn đến các trụ cầu răng bị lung lay suy yếu. Thời gian về sau, bệnh nhân có thể mất thêm hai chiếc răng thật hai bên.
Rất nhiều trường hợp bị tình trạng mão sứ không khít sát với cùi răng đã mài để ôm vừa đúng đường viền nướu, hoặc dưới đường viền nướu và từ đó không đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ chất lượng, dễ bị sâu răng thứ phát, hay là gây hôi miệng bởi thức ăn bám đọng vào những rãnh giữa đường cổ răng của mão sứ với đường cổ răng thật của bệnh nhân.
Một loại tai biến khác nữa mà bệnh nhân gặp phải là nướu răng bọc sứ bị tụt, co ngót làm đường viền nướu bị lộ ra, hoặc bị đen đường viền nướu do nha sỹ làm không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét